Sơn lớp giữa Nippon PU Undercoat White


Nippon Paint Việt Nam

Nippon Paint PU UNDERCOAT WHITE là loại sơn dầu gốc Polyurethane, hai thành phần dựa trên phản ứng giữa acrylic và isocyanate, được sử dụng làm lớp sơn giữa cho các bề mặt nội thất và ngoại thất  như: Kim loại chứa sắt và không chứa sắt, gỗ, nhựa, tường trát vữa, bê tông, đã có sơn lót



Còn hàng

Nippon Paint PU UNDERCOAT WHITE là loại sơn dầu gốc Polyurethane, hai thành phần dựa trên phản ứng giữa acrylic và isocyanate, được sử dụng làm lớp sơn giữa cho các bề mặt nội thất và ngoại thất  như: Kim loại chứa sắt và không chứa sắt, gỗ, nhựa, tường trát vữa, bê tông, đã có sơn lót.

Đặc Tính Vật Lý:

  • Màu: Trắng
  • Hoàn thiện: Bóng mờ
  • Tỷ trọng: 1,22 ± 0,05 (cho hỗn hợp chất cơ sở và chất đóng rắn)
  • Hàm lượng rắn: 42 ± 2 theo thể tích (cho hỗn hợp chất cơ sở và chất đóng rắn)
  • Độ mài mòn: màng sơn sau khi khô hoàn toàn, có độ cứng cao, chịu được sự mài mòn và va đập tốt
  • Độ bám dính: Độ bám dính rất tốt trên các bề mặt đã được chuẩn bị kỹ. Các sự cố về độ bám dính không xảy ra ở điều kiện thường
  • Nhiệt độ: Trong điều kiện khô ráo, có thể chịu được nhiệt độ 100oC

Đặc Điểm:

  • Chống nấm, mốc
  • Độ bám dính tuyệt vời trên bề mặt cũ đã sơn Epoxy hoặc sơn Polyurethane
  • Không độc hại và dễ sử dụng
  • Tạo cơ sở vững chắc cho lớp sơn kế tiếp
  • Dễ dàng thi công bằng súng phun thông thường

Hướng Dẫn Sử Dụng:

Chuẩn Bị Bề Mặt:

  • Thép mềm
  • - Thổi mòn bề mặt theo tiêu chuẩn Thụy Điển SA 2,5, hoặc để tốt hơn thì theo tiêu chuẩn SA 3,0 (SIS 05 59 00/ISO 8501-1). Sơn lót ngay với loại sơn lót thích hợp như Nippon Zinc Phosphate Blast Primer hoặc Nippon Zinc Rich Primer HS rồi phủ tiếp bằng loại sơn giữa phù hợp
  • - Lưu ý là phải duy trì tiêu chuẩn này cho đến khi tiến hành sơn. Nếu bề mặt thép đổi màu hoặc có rỉ sét xuất hiện thì phải thổi lại bề mặt. Bề mặt phải khô và sạch, không dính bụi, vết bẩn, dầu, mỡ và các sự nhiễm bẩn khác trước khi sơn
  • Thép mạ kẽm
  • -Bề mặt mạ kẽm mới đòi hỏi phải được làm sạch theo tiêu chuẩn SSPC-SP1. Đối với bề mặt thép mạ kẽm đã cũ, phải chà bề mặt sạch để loại bỏ những tạp chất khác còn bám trên bề mặt. Sơn lót ngay lại bằng Nippon Vinilex 120 Active Primer. Tất cả bề mặt phải khô và không dính dầu, mỡ trước khi tiến hành sơn.
  • Tường trát vữa, bê tông, Ami-ăng, Xi măng…
  • - Độ ẩm bề mặt phải nhỏ hơn 6% (bằng máy đo độ ẩm Sovereign). Các chất không ổn định như bột, màng sơn cũ, vết dơ và vữa hồ không ổn định phải được làm sạch bằng nước áp lực cao hay dụng cụ cạo thích hợp như bàn chải hoặc dụng cụ sủi. Nước áp lực cao nên dùng cho bề mặt tường ngoài. Sự khăn ướt. Dầu hoặc mỡ phải được làm sạch bằng dung môi hoặc chất tẩy nhẹ. Để cho bề mặt thật khô sau đó sơn một lớp Nippon EP4 Clear đã được pha loãng 40-50% như một lớp lót.
  • Gỗ
  • - Độ ẩm bề mặt phải nhỏ hơn 10% (bằng máy đo độ ẩm Sovereign). Chà nhám và làm sạch để tạo bề mặt láng mịn, sau đó sơn lót bằng loại sơn thích hợp như Nippon 2KPU SANDING SEALER

Số Lớp Sơn Đề Nghị:

  • 1 – 2 lớp

Độ Dày Đề Nghị Cho Mỗi Lớp Sơn:

  • 40 microns đối với màng sơn khô
  • 96 microns đối với màng sơn ướt

Độ Phủ Lý Thuyết Cho Độ Dày Màng Sơn Đề Nghị:

  • 10,4 m2/ lít (đối với độ dày màng sơn khô là 40 microns)

Ghi Chú: Độ phủ lý thuyết được tính dựa trên hàm lượng rắn theo thể tích của vật liệu và có liên quan đến độ dày màng sơn được thi công trên bề mặt chuẩn và chưa tính hao hụt. Do điều kiện môi trường, độ phẳng của bề mặt cấu tạo hình học của vật thể được sơn kỹ năng của người thi công, phương pháp thi công…mà độ phủ thực tế sẽ dược tính tương đối cho từng trường hợp cụ thể.

Dữ Liệu Thi Công:

Phương Pháp Thi Công:

  • Cọ quét, con lăn, súng phun có khí hoặc không có khí

Dữ Liệu Phun:

  • Phun có khí:

-  Áp lực cung cấp (kg/cm2): 3-4

-  Kích thước đầu phun ở 60o góc: 1,3mm

  • Phun không có khí:

- Áp lực cung cấp (kg/cm2): 140-170

-  Kích thước đầu phun ở 60o góc: 0,015” – 0,017”

Pha Loãng:

  • Cọ quét & con lăn: tối đa 10%
  • Phun có khí: tối đa 25%
  • Phun không có khí: tối đa 5%

Tỉ Lệ Pha Trộn:

  • 9 phần chất cơ sở PU UNDERCOAT WHITE (Base) với 1 phần chất đóng rắn PU UNDERCOAT HARDENER theo thể tích.
  • Khuấy đều chất cơ sở (Base) và trong khi khuấy cho chất đóng rắn (Hardener) vào từ từ và tiếp tục khuấy cho đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất. Công đoạn pha loãng chỉ được thực hiện sau khi đã trộn chất cơ sở và chất đóng rắn

- Xem thêm bài viết: Hướng dẫn pha sơn PU

Thời Gian Sử Dụng Hỗn Hợp Đã Pha Trộn Ở 25°C Đến 30°C :

  • 6 – 8 giờ

Dung Môi Pha Loãng:

  • Nippon Paint PU Thinner

Dung Môi Vệ Sinh:

  • Nippon Paint PU Thinner

Ghi Chú: Tất cả các thiết bị phải được làm sạch ngay băng dung môi sau khi sử dụng. Các dung môi thay thế không được chỉ định hoặc cung cấp bởi công ty Nippon Paint mà được dùng để pha loãng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm và mặc nhiên sẽ không được bảo đảm hay bảo hành.

Thời Gian Khô ở 25oC Đến 30oC:

  • Khô bề mặt: khoảng 30 phút
  • Khô để xử lý: khoảng 6 giờ
  • Thời gian chuyển tiếp giữa 2 lớp sơn: tối thiểu 8 giờ.
  • Khô hoàn toàn: 5-7 ngày. Nhiệt độ cao sẽ làm cho thời gian sử dụng ngắn lại

Ghi chú: Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian khô của sơn. Thời gian chuyển tiếp giữa lớp sơn kế tiếp và lớp sơn PU UNDERCOAT WHITE nên được thực hiện trong vòng 6-7 ngày và khuyến khích sơn lớp kế tiếp trên PU UNDERCOAT WHITE ngay sau 16 giờ. Tốt nhất là nên chà khô bề mặt bằng giấy nhám trước khi tiến hành sơn lớp kế tiếp lên PU UNDERCOAT WHITE. Trước thời gian sơn kho hoàn toàn, không nên để sơn tiếp xúc với nước, hóa chất và sự mài mòn. Khi có sự phấn hóa xuất hiện, bụi phấn nên được rửa sạch bằng nước, để bề mặt khô hoàn toàn trước khi tiến hành sơn.

Đóng Gói:

  • 5 lít
  • 20 lít

Sản phẩm liên quan

Đã thêm vào giỏ hàng